Kỹ thuật cơ điện tử là một trong những ngành mới bắt đầu có mặt tại Việt Nam không lâu. Tuy nhiên đây là ngành nghề của tương lai, là xu hương của tương lai. Nếu bạn là người yêu thích cả máy móc và công nghệ thì có lẽ kỹ thuật cơ điện tử sẽ là ngành phù hợp cho bạn. Vậy cơ điện tử là gì? cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì?
Kỹ thuật cơ điện tử có nhiều tên gọi như công nghệ kỹ thuật cơ điện tử hay ngắn gọn hơn là cơ điện tử. Đây là một ngành kết hợp giữa cơ khí và kỹ thuật máy tính. Dễ hiểu hơn đó là bạn sẽ tạo ra các Robot hoặc các hệ thống tự động hóa, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc của con người, cũng như tăng độ chính xác của các công việc.
Ứng dụng
Bạn đã bao giờ thấy robot hay những dây chuyền tự động hóa, hay đơn giản hơn là các hệ thống kỹ thuật trên ô tô… Tất cả đều là ứng dụng của ngành cơ điện tử. Bạn có thể hiểu hơn về ngành này hơn với một số dụng dưới đây:
- Chế tạo cánh tay robot: Những robot có hình như cánh tay có thể làm mọi việc cực kì chính xác
- Robot bốc xếp hàng: Đây là ứng dụng đang rất được phổ biến hiện nay, những con robot chuyên dùng trong logistic, bốc xếp hàng hóa một cách khoa học và chính xác.
- Hệ thống điều khiển và cảm ứng
- Hệ thống trợ động
- Hệ thống phanh thông mình
- Những dây chuyền băng chuyền tự động phân loại hàng hóa.
- …
Còn rất nhiều ứng dụng nữa, nhưng với ví dụ trên chắc bạn đã hiểu được ứng dụng của cơ điện tử như thế nào rồi nhỉ.
Môn học ngành cơ điện tử
Dưới đây là những môn học chuyên ngành, ngoài ra thì bạn cũng vẫn phải học các môn cơ bản như vật lý, toán cao cấp… Bạn có những môn tự chọn để có thể chọn cho mình hướng đi phù hợp.
-
Đại cương về kỹ thuật
- Vẽ kỹ thuật
- Cơ kỹ thuật 1
-
Các quá trình gia công
-
Cơ học Chất lỏng
-
Vẽ kỹ thuật cơ khí
- Cơ điện tử
- Cơ kỹ thuật 2
-
Nhiệt Động lực học
- Cơ học vật liệu
- Nguyên lý máy
-
Dung sai và đo lường
- Chi tiết máy
-
Robot công nghiệp
-
Đồ án thiết kế Robot Công nghiệp
-
Kỹ thuật điện tử tương tự
-
Kỹ thuật điện tử số
-
Điều khiển chuyển động
-
Lập trình trong kỹ thuật
-
Vi xử lý – Vi điều khiển
-
Kỹ thuật đo lường 1
-
Kỹ thuật điện đại cương
-
Lý thuyết điều khiển tự động
-
Cơ sở Truyền động điện
-
Thí nghiệm cơ sở Cơ điện tử
-
Thực tập công nghệ
-
Thực tập công nhân Cơ điện tử
-
Khối kiến thức riêng chuyên ngành Cơ Điện tử
-
Thí nghiệm hệ thống điều khiển
-
Hệ thống điều khiển số
-
Hệ thống điều khiển lập trình
-
Mô hình hóa các hệ thống động lực
-
Sensor và cơ cấu chấp hành
-
Các hệ thống đo cơ điện tử
-
Đồ án Hệ thống đo cơ điện tử
-
Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử
-
Thiết kế hệ thống cơ điện tử
-
Tự chọn kỹ thuật 1 (chọn 1 trong 3 học phần)
-
Lý thuyết điều khiển nâng cao
-
Thiết bị điện tử dân dụng
-
Kỹ thuật điều khiển robot
-
TTTN chuyên ngành Cơ điện tử
-
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cơ điện tử hoặc tự chọn kỹ thuật 2 ( chọn 2 trong 4 học phần)
-
Trang bị điện trên máy công cụ
-
Tự động hóa truyền động thủy khí
-
PP và tiến trình thiết kế
-
Các ứng dụng của CAD
Học kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?
Việt Nam đang thiếu khá nhiều nhân sự của ngành này. Bởi vì đây là một ngành mới, và các công ty thường tìm những những người đã có kinh nghiệm ở nước ngoài về để xây dựng dây chuyền. Vì vậy thời điểm này HTTV team tin rằng chính là cơ hội của người trẻ tại Việt Nam.
Ra trường với bằng kỹ sư kỹ thuật cơ điện tử sẽ giúp bạn được chọn là một trong những ngành sau:
- Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm, điều khiển máy móc các thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
- Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
- Bạn cũng có thể thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
Với mỗi nhóm ngành cũng có rất nhiều vị trí nhỏ khác để bạn làm. Nếu học tốt thì cũng không cần phải lo về thiếu việc.
Lương của kỹ sư cơ điện tử?
Hiện nay thì lương của ngành này rất cao, vì nhu cầu đang rất lớn, theo tham khảo của HTTV trên nhiều trang tìm việc thì ngay khi ra trường, lương của bạn sẽ từ 8.000.000 đồng đến khoảng 20.000.000 đồng
Đây là mức lương khá cao, so với các ngành nghề khác tại Việt Nam. Còn nếu ở nước ngoài, hoặc các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Lương chắc chắn sẽ cao hơn rất rất nhiều.
Các trường có đào tạo ngành cơ điện tử
Và dưới đây là dành sách các trường hiện đang đào tạo ngành kỹ thuật cơ điện tử để bạn có thể theo học.
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Hải Phòng
- Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
- Trường Đại học Thủy lợi
- Trường Đại học Xây dựng
- Trường Đại học Lâm nghiệp
- Trường Đại học Điện lực
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang
- Trường Đại học Sao Đỏ
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Trường Đại học Công nghiệp Vinh
- Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
- Trường Đại học Nha Trang
- Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
- Trường Đại học Ngô Quyền
- Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
- Trường Đại học Lạc Hồng
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
- Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Trường Đại học Cần Thơ
Với các thông tin trên, chắc bạn đã hiểu được ngành kỹ thuật cơ điện tử là gì? nó như thế nào và cũng hiểu được khi ra trường bạn sẽ làm gì? lương bao nhiêu. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới. T